Bài đăng

Ly hôn đúng pháp luật cần những điều kiện gì?

Hình ảnh
Khi ly hôn pháp luật có yêu cầu về điều kiện để ly hôn hay không? Nếu có thì điều kiện đó là gì để việc ly hôn được diễn ra đúng với quy định của pháp luật? 1. Điều kiện cần khi ly hôn * Có hành vi bạo lực gia đình như: - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng. - Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm. - Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng. - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau. - Cưỡng ép quan hệ tình dục. - Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. - Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình. - Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ;

Con ngoài giá thú có quyền được nhận cấp dưỡng?

Hình ảnh
Tôi đang mang bầu tuần 30 và người bạn trai sắp cưới vợ. Tôi có thể đòi anh ấy cấp dưỡng cho đứa con sắp chào đời của chúng tôi không? (Hồng Thắm)  Luật sư tư vấn Theo điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: "Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con". Khoản 1 điều 119 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: "Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó". Như vậy, nếu bạn trai thừa nhận đứa trẻ là con, bạn có thể yêu cầu anh ấy cấp dưỡng. Nếu bạn trai bạn thừa nhận nhưng không tự nguyện cấp dưỡng, bạn có thể khởi kiện yêu cầu tòa án buộc cha đứa trẻ thực hiện nghĩa v

Có con với người đã có gia đình thì con có được khai sinh không?

Hình ảnh
Hiện tại em đang có con với một người đã có gia đình, em không bắt buộc anh ấy phải chịu trách nhiệm mà chỉ là em muốn làm khai sinh cho con có tên cha và mẹ thì có được không? Mong luật sư tư vấn giúp trường hợp của em.  Chào bạn! Bạn có con với một người đã có gia đình, theo quy định của pháp luật mối quan hệ giữa bạn và cha đứa trẻ không được công nhận. Do đó, việc bạn khai sinh cho con mà muốn có tên cha và mẹ là không được. Dù rằng, việc khai sinh cho con là quyền của đứa trẻ và là nghĩa vụ của cha mẹ. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh cho bé Căn cứ Điều 15- Nghị định 158/2005, khi khai sinh cho con cần: - Nộp Giấy chứng sinh và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được t

Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có bị tước quyền làm cha?

Hình ảnh
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn được Bộ luật hôn nhân và gia đình quy định rất rõ ràng: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” . Như vậy, trường hợp không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có bị tước quyền làm cha không? Mời bạn đọc theo dõi tiếp bài viết.  1./ Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn Căn cứ vào Điều 82 Luật hôn nhân gia đình thì: “- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi; - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.” Như vậy, người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Đây là nghĩa vụ bắt buộc và mức cấp dưỡng này có thể hai bên tự thỏa thuận hoặc được Toa án quyết định dựa vào năng lực của từng người. Trường hợp người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn là trái với quy định của p

Ly thân vợ có được thừa kế tài sản của chồng không?

Hình ảnh
Căn cứ vào luật hôn nhân gia đình 2014, việc định đoạt tài sản chung trước hết pháp luật khuyến khích hai vợ chồng cùng nhau thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Vậy trường hợp ly thân thì vợ có được thừa kế tài sản của chồng không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết.  Câu hỏi Khách hàng Chào luật sư! Tôi là Ngọc, đang sinh sống tại TPHCM. Tôi với chồng ly thân được 03 năm, sau đó vì tai nạn mà chồng tôi qua đời. Tôi có về lo liệu cho chồng thì bị nhà chồng đuổi và toàn bộ tài sản của chồng tôi do nhà chồng nắm giữ. Vậy luật sư cho tôi hỏi, tôi có được hưởng thừa kế của chồng tôi không? Luật sư tư vấn Chào bạn! Trước hết cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề mà bạn đang thắc mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau. 1./ Quan hệ giữa vợ và chồng khi ly thân Theo Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến

Ai được nuôi con trong lúc làm thủ tục ly hôn?

Hình ảnh
Tôi và vợ đồng ý ly hôn nhưng chưa thể thống nhất về việc nuôi con trong lúc chờ tòa giải quyết. (Phạm Tuấn). Chúng tôi có hai con, đứa lớn 10 tuổi, bé 3 tuổi. Xin hỏi quyền nuôi con được phân chia thế nào khi chúng tôi đang chờ thủ tục ly hôn được hoàn tất?  Luật sư trả lời Theo điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền sau: 1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội; 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; 3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; 4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không đượ

Muốn bán đất sau khi ly hôn thì phải làm như thế nào?

Hình ảnh
Hiện nay, nhiều người lăn tăn khi mua đất của những cặp vợ chồng đã ly hôn. Thậm chí, ngay cả chính những cặp vợ chồng còn không biết phải bán đất như thế nào khi ly hôn. Nếu bạn đang gặp phải trường hợp tương tự như vậy bạn sẽ giải quyết như thế nào? Nếu bạn còn đang phân vân tìm hướng giải quyết thì có thể tham khảo ngay nội dung bài viết này.  1./ Tài sản chung được chia theo thỏa thuận khi ly hôn Vợ, chồng có quyền bàn bạc, thỏa thuận tài sản chung khi ly hôn. Điều 59 Luật hôn nhân gia đình nêu rõ: - Nếu trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng sẽ giải quyết theo thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai người; - Nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó. Trong trường hợp thỏa thuận không đầy đủ hoặc rõ ràng thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật tôn trọng việc thỏ